Hiển thị các bài đăng có nhãn Hình giải tích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hình giải tích. Hiển thị tất cả bài đăng

21 tháng 11, 2013

Tìm tọa độ các đỉnh tam giác biết đường tròn ngoại tiếp,trực tâm H và $\widehat{BAC}$

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn có tâm $I(2;1)$ và bán kính $r=5$ . Tìm tọa độ các đỉnh $A,B,C$ biết trực tâm $H(-1;-1)$ và $\sin \widehat{BAC} = \dfrac{4}{5}$ , biết điểm A có hoành độ âm.

Tìm đỉnh $C$ của $\Delta ABC$, biết diện tích tam giác và bán kính đường tròn ngoại tiếp

Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác $ABC$ có $A( -5;-2), B(-3;-4)$. Biết diện tích tam giác $ABC$ bằng $8$ và bán kính đường tròn ngoại tiếp bằng $2\sqrt{5}$. Tìm tọa độ điểm $C$ có hoành độ dương.

12 tháng 11, 2013

Lập phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

Trong mặt phẳng $Oxy$, hãy lập phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$, biết các đỉnh $B(0;1), C(−2;1)$ và trực tâm của tam giác là $H(1;−2)$.

Viết phương trình đường thẳng biết nó cắt hai đường tròn cho trước theo hai dây cung có độ dài bằng nhau

Trong mặt phẳng với hệ toạ độ $Oxy$ , cho hai đường tròn $(C_1): x^2+y^2=13$ và $(C_2):(x−6)^2+y^2=25$ . Gọi $A$ là một giao điểm của $(C_1)$ và $(C_2)$ với $y_A>0$ . Viết phương trình đường thẳng $d$ đi qua $A$ và cắt $(C_1),(C_2)$ theo hai dây cung có độ dài bằng nhau.

9 tháng 11, 2013

Tính chu vi hình bình hành MNPQ

Cho hai điểm $M(7;3) , N(9;2) $ và đường thẳng $(\Delta ):3x-2y+1=0$ , đường tròn $(C): (x-4)^2+(y-2)^2=5$ , biết $P \in (C) , Q \in (\Delta )$ sao cho $MNPQ$ là hình bình hành. Tính chu vi hình bình hành $MNPQ$ .

8 tháng 11, 2013

Viết phương trình mặt cầu (S) có tâm I và cắt d tại hai điểm A, B sao cho tam giác IAB vuông tại I

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho đường thẳng $d: \dfrac{{x + 1}}{1} = \dfrac{y}{2} = \dfrac{{z - 2}}{1}$ và điểm $I (0; 0; 3)$. Viết phương trình mặt cầu $(S)$ có tâm $I$ và cắt $d$ tại hai điểm $A, B$ sao cho tam giác $IAB$ vuông tại $I$.

Tìm $C, D$ lần lượt thuộc $(d_1) \;\; (d_2)$ sao cho $ABCD$ là hình bình hành.

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$ cho hai điểm $A(2;1) , \;\; B(-1; -3)$ và hai đường thẳng $(d_1): x+y+3=0 , \;\; (d_2): x-5y-16=0$. Tìm tọa độ các điểm $C, D$ lần lượt thuộc $(d_1) , \;\; (d_2)$ sao cho $ABCD$ là hình bình hành.

Tìm GTNN bằng vectơ

Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số $f(x)=\sqrt{x^2+4x+5} - \sqrt{x^2+2x+10}$

Viết phương trình các cạnh của tam giác ABC

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$ cho điểm $C(5;4)$ đường thẳng $(d): x-2y+11=0$ đi qua $A$ và song song với $BC$, đường phân giác trong $AD$ có phương trình $3x+y-9=0$. Viết phương trình các cạnh còn lại của tam giác $ABC$

7 tháng 11, 2013

Đường thẳng qua một điểm và cắt 2 đường thẳng

Viết phương trình đường thẳng $ (\Delta )$ qua điểm $ A(1;2;3)$ và cắt 2 đường thẳng $ (d_1): \begin{cases} x &=& -2+t \\ y &=& 1+t \\ z &=&-5+2t \end{cases} $ và $ (d_2): \begin{cases} x &=& 3-3k \\ y &=& 5k \\ z &=& 11-2k \end{cases}$

Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật

Trong mặt phẳng Oxy cho hình chữ nhật ABCD có diện tích bằng 12, tâm I là giao điểm của 2 đường thẳng (d): x - y - 3 = 0 và (d'): x + y - 6 = 0. Trung điểm một cạnh là giao điểm của (d) và trục hoành. Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD.

Tìm D trên (Oxz) để hình chiếu vuông góc của nó trên (ABC) trùng với trọng tâm $\Delta ABC$

Trong không gian tọa độ $Oxyz$, cho tam giác ABC với $A(2,−1,0), B(−1,1,3), C(−1,3,0)$. Tìm tọa độ điểm $D$ trên mặt phẳng $Oxz$ sao cho hình chiếu vuông góc của $D$ trên mặt phẳng $(ABC)$ trùng với trọng tâm $G$ của tam giác $ABC$. Tính thể tích khối tứ diện $ABCD$.

Tìm tọa độ điểm A trên mp(P) sao cho tam giác ABC đều

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$ cho $B(0;0;-3), C(2;0;-1)$ và $ (P): 3x-8y+7z-1=0$. Tìm tọa độ điểm A trên mp(P) sao cho tam giác ABC đều.

Tìm mp(P) qua I cắt các trục Ox, Oy, Oz lần lượt tại A, B, C sao cho I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxy$, cho điểm $I(1;1;1)$. Viết phương trình mặt phẳng $(P)$ qua $I$ cắt các trục $Ox, Oy, Oz$ lần lượt tại $A, B, C$ sao cho $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$.

Viết phương trình cạnh BC biết diện tích tam giác ABC là 24 và đỉnh A có hoành độ dương

Cho tam giác ABC vuông tại A, có $C(−4;1)$, phân giác trong góc $A$ có phương trình $x+y−5=0$. Viết phương trình cạnh $BC$ biết diện tích tam giác $ABC$ là 24 và đỉnh $A$ có hoành độ dương.

Viết phương trình mặt cầu có tâm I thuộc mp(Q) và tiếp xúc với mp(P)

Trong không gian tọa độ $Oxyz$ cho mặt phẳng $(P) : x+y-3=0$, đường thẳng $(d) : \begin{cases} x= 1+2t \\ y =1-t \\ z =3t \end{cases} \quad (t \in \mathbb R)$ và $M(1;2;1)$. Gọi $N$ là giao điểm của $(P)$ và $(d)$ . Lập phương trình mặt cầu có tâm $I$ thuộc mặt phẳng $(Q) : 2x-2y+z+1=0$ tiếp xúc với $(P)$ tại $M$ đồng thời tam giác $IMN$ vuông cân tại $M.$

6 tháng 11, 2013

Viết phương trình mặt phẳng (OAB), với A(4;4;0) và điểm B thuộc (S), $\Delta$OAB đều.

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho mặt cầu $(S): x^2+y^2+z^2–4x–4y–4z=0$ và điểm $A(4;4;0)$. Viết phương trình mặt phẳng $(OAB)$, biết điểm $B$ thuộc $(S)$ và tam giác $OAB$ đều.

Viết phương trình mặt phẳng (Q) chứa (d) và tạo với (P) một góc 30$^0$

Trong không gian với hệ trục tọa độ $Oxyz$ cho mặt phẳng và đường thẳng có phương trình $(P): x+2y-z+5=0$ và $(d): \dfrac{x+1} {2}=\dfrac{y+1}{1}=\dfrac{z-3}{1}$. Viết phương trình mặt phẳng $(Q)$ chứa $(d)$ và tạo với $(P)$ một góc $30^0$.

Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua A, cắt Oy, Oz lần lượt tại B và C sao cho tam giác ABC nhận AH làm đường cao.

Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$, cho hai điểm $A(3; 0; 0), H(0; -2 ; 5)$. Viết phương trình mặt phẳng $(P)$ đi qua $A$, cắt $Oy, Oz$ lần lượt tại $B$ và $C$ sao cho tam giác $ABC$ nhận $AH$ làm đường cao.

5 tháng 11, 2013

Tìm mặt phẳng đi qua điểm, song song với đường thẳng

Trong không gian Oxyz cho đường thẳng $ (d): \dfrac{x-1}{1} = \dfrac{y-3}{1} = \dfrac{z}{4} $ và điểm $M(0; - 2;0)$. Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm M song song với đường thẳng (d) đồng thời khoảng cách giữa đường thẳng (d) và mặt phẳng (P) bằng 4.