Viết phương trình tiếp tuyến của (C): y=\dfrac{3x-1}{x-3}, biết tiếp tuyến tạo với đường thẳng (d): x + 3y - 3 = 0 một góc 45^0.
Tập xác định: D = R \ {3}
Đạo hàm y’ =\dfrac{-8}{(x-3)^2}
Đường thẳng x=a không là tiếp tuyến của (C)
Tiếp tuyến (\Delta ): y=kx +b \Leftrightarrow kx-y+b=0 có vectơ pháp tuyến \overrightarrow{n}=(k;-1)
(d) có vectơ pháp tuyến \overrightarrow{n_d}=(1;3)
Theo đề bài \cos (d,\Delta )=\cos 45^0 \Leftrightarrow |\cos (\overrightarrow{n},\overrightarrow{n_d} )|=\dfrac{\sqrt{2}}{2}
\Leftrightarrow \dfrac{|k-3|}{\sqrt{10}.\sqrt{k^2+1}} =\dfrac{\sqrt{2}}{2} \Leftrightarrow |k-3|=\sqrt{5}.\sqrt{k^2+1}
\Leftrightarrow (k-3)^2=5(k^2+1) \Leftrightarrow 2k^2+3k-2=0 \Leftrightarrow k=-2 \vee k=\dfrac{1}{2}
* Trường hợp k=-2
Ta có f ’(x_0)=k \Leftrightarrow \dfrac{-8}{(x_0 -3)^2}=-2 \Leftrightarrow \left[ \begin{align} x_0 =5 \\ x_0 = 1\end{align}\right.
Với x_0 = 5 : y_0 =7 Tiếp tuyến (\Delta ) qua điểm (5;7) nên b=17
Vậy (\Delta _1): y =-2x+17
Với x_0 = 1 : y_0 =-1 Tiếp tuyến (\Delta ) qua điểm (1;-1) nên b=1
Vậy (\Delta _2): y =-2x+1
* Trường hợp k=\dfrac{1}{2}
Ta có f ’(x_0)=k \Leftrightarrow \dfrac{-8}{(x_0 -3)^2}=\dfrac{1}{2} (phương trình vô nghiệm)
KL:
1. Có thể dùng công thức |\tan (d,\Delta )|= | \tan[ (Ox,\Delta )-(Ox,d)] | = \left | \dfrac{\tan(Ox, \Delta )-\tan(Ox,d)}{1+\tan(Ox,\Delta ).\tan(Ox,d)}\right|
Trong đó: \tan(Ox,\Delta )=k và \tan(Ox,d)=-\dfrac{1}{3}
2. Đối với hình giải tích thì đường thẳng x=a vẫn có thể là tiếp tuyến nên tiếp tuyến (\Delta ) có dạng Ax+By+C=0
cám ơn thầy !
Trả lờiXóathầy ơi chỗ công thức |cos(n,nd)|= căn 2/2 áp dụng những gì vậy
Trả lờiXóaCho đường thẳng d có vectơ pháp tuyến \overrightarrow{a}=(a_1 ; a_2)
Xóađường thẳng d' có vectơ pháp tuyến \overrightarrow{b}=(b_1 ; b_2)
Số đo góc giữa 2 đường thẳng d và d' là:
\cos (d, d') = |\cos (\overrightarrow{a},\overrightarrow{b} )|=\dfrac{|a_1b_1 +a_2b_2|}{\sqrt{a_1^2 +a_2^2}\sqrt{b_1^2 +b_2^2} }
|\cos (\overrightarrow{n},\overrightarrow{n_d} )|=\cos 45^0 = \dfrac{\sqrt{2}}{2}
Xóaem cảm ơn thầy bài làm hay quá
Trả lờiXóaThầy có tài liệu phần hình tọa độ phẳng không ạ
Trả lờiXóabài giải rất hay và chi tiết ạ
Trả lờiXóaem cảm ơn thầy nhiều
thầy ơi cho em hỏi dòng :
Trả lờiXóaĐường thẳng x=a không là tiếp tuyến của (C)
có nghĩa là gì vậy thầy .
Ở trường em, sau khi đạo hàm xong là phải ghi dòng:
Pttt của (C) có dạng là :
y=y'(x)(x-x0)+y0 với T(x0;y0) thuộc (C)
Mong thầy giải đáp giúp em, em cảm ơn thầy nhiều.
Ghi phương trình tiếp tuyến có dạng: y=y'(x_0)(x-x_0)+y_0 là hoàn toàn chính xác, nhưng để tìm được phương trình ta cần tìm 3 giá trị là x_0, y_0, y'(x_0) còn nếu ghi phương trình tiếp tuyến là y=kx+b thì ta chỉ cần tìm 2 giá trị là k, b.
Trả lờiXóaCác đặt này ngắn gọn trong trường hợp đề cho giá trị góc.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy ngoài đồ thị (C) còn nhiều dạng khác nữa như đường tròn, elip, ..
Thầy ơi thế còn tiếp tuyến tạo với trục hoành một góc 45 độ thì làm ntn ạ
Trả lờiXóaLúc đó hệ số góc của tiếp tuyến bằng tang của 45^0
Xóak=\pm tan45^0=\pm 1
Ví dụ như y'=-1/(x-1)^2=> y'=+_tag45* rồi giải ra hả thầy?
Trả lờiXóaChính xác
Xóathầy ơi câu này thì lm s ạ: tìm điểm P trên đường thẳng d:2x-y+3=0 sao cho 2 tiếp tuyến kẻ từ P tới (C) tạo với nhau góc 60 độ
Trả lờiXóaCho (C) là đường tròn tâm I, bán kính R
Trả lờiXóaGọi 2 tiếp điểm là M, N.
Ta có tam giác PMN đều nên góc \widehat{IPM}=30^0, trong tam giác vuông IPM tính được IP=R\sqrt{3}
Vậy P là điểm trên d sao cho IP=R\sqrt{3}
dạ. cám ơn thầy e hiểu r ạ
Xóathầy ơi câu này làm sao ạ .tìm M trên (C):Y=2x+4/x+1 sao cho tiếp tuyến tại M tạo với y=3x+1 một góc 45o
Trả lờiXóaThầy ơi nếu e tìm k ra căn lằng nhằng quá thì phải làm sao thầy
Trả lờiXóathì mackeno
Trả lờiXóa1. Viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C):x^2+y^2-2x-6y+9=0 biết tiếp tuyến tạo với đường thẳng (d):2x-y=0 một góc 45^0
Trả lờiXóabài nay làm sao thầy
Gọi VTPT của tiếp tuyến \Delta là \overrightarrow{n}=(a;b)\neq \overrightarrow{0}, VTPT của d là \overrightarrow{n'}=(2;-1)
XóaTheo đề bài: \dfrac{\left | \overrightarrow{n}.\overrightarrow{n'} \right |}{\left | \overrightarrow{n} \right |\left | \overrightarrow{n'} \right |}=\cos45^0
Giải được 2 VTPT là : \overrightarrow{n_1}=(3;1), \overrightarrow{n_2}=(1;-3)
Trường hợp 1: (\Delta _1): 3x+y+c=0, dùng điều kiện tiếp xúc để tìm c
Trường hợp 2: tương tự
cảm ơn thầy ạ
Trả lờiXóaThầy ơi giải câu này sao ạ. Cho đường tròn C: x^2+y^2-6x-2y+5=0. Lập pt tiếp tuyến của đường tròn C biết tiếp tuyến tạo với d:3x+y-3=0 một góc 45°
Trả lờiXóa