Hiển thị các bài đăng có nhãn Hàm số. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hàm số. Hiển thị tất cả bài đăng

17 tháng 6, 2017

Đồ thị không có tiệm cận đứng

Đồ thị hàm số $y=\dfrac{\sqrt{6x-3}+ax+b}{x^2-4x+4}$ không có tiệm cân đứng. Tìm  $a,b$

8 tháng 4, 2016

Diện tích tam giác OAB bằng 20

Tìm m để đường thẳng $(d): y=m$ cắt đồ thị $(C): y =x^4 - 2x^2 +2$ tại 2 điểm A, B sao cho diện tích tam giác OAB bằng 20.

12 tháng 10, 2014

Tìm k để $k_A + \dfrac{1}{k_B}$ đạt giá trị nhỏ nhất

Cho hàm số $y=\dfrac{2x+1}{x+1} \,\, (C)$. Tìm hệ số góc a của đường thẳng d đi qua điểm $M(-1; 2)$, sao cho d cắt (C) tại hai điểm phân biệt A, B. Gọi $ k_A , k_B$ là hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị (C) tại A và B. Tìm các giá trị của k để $k_A + \dfrac{1}{k_B}$ đạt giá trị nhỏ nhất.

28 tháng 5, 2014

Khoảng cách từ tâm đối xứng của (C) đến tiếp tuyến lớn nhất

Viết phương trình tiếp tuyến của $(C): y = \dfrac{x+1}{x-1}$ sao cho khoảng cách từ tâm đối xứng của (C) đến tiếp tuyến lớn nhất.

5 tháng 3, 2014

Tìm m để phương trình nghiệm duy nhất.

Tìm $m$ để phương trình $\sqrt{mx^2+mx+3}=mx+1$ có nghiệm duy nhất.

21 tháng 12, 2013

Viết phương trình đường thẳng AB sao cho khoảng cách từ điểm $M(0;1)$ đến đường thẳng AB bằng $\dfrac{16}{\sqrt{34}}$

Cho đồ thị hàm số $(C): y=x^3+6x^2+9x+1$; gọi A, B là 2 điểm thuộc (C) sao cho tiếp tuyến của (C) tại A và B song song với nhau đồng thời khoảng cách từ điểm $M(0;1)$ đến đường thẳng AB bằng $\dfrac{16}{\sqrt{34}}$. Viết phương trình đường thẳng AB.

17 tháng 12, 2013

Tiếp tuyến tại M cắt trục hoành, trục tung tại A, B sao cho M là trung điểm AB

Cho hàm số $y=\dfrac{x}{1-x}$. Viết phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M; biết tiếp tuyến cắt trục hoành, trục tung lần lượt tại 2 điểm phân biệt A, B sao cho đoạn thẳng AB nhận M làm trung điểm.

4 tháng 12, 2013

Tìm hai điểm A , B thuộc đồ thị sao cho tứ giác OABI là hình thang có đáy AB = 3.OI

Cho hàm số $y=\dfrac{x}{1-x} \,\, (C)$. Gọi $I(1;-1)$, tìm hai điểm A , B thuộc đồ thị sao cho tứ giác OABI là hình thang có đáy AB = 3.OI.

30 tháng 11, 2013

Đồ thị cắt trục hoành tại 4 điểm phân biệt có hoành độ $x_1, x_2, x_3, x_4$ thỏa mãn điều kiện $x_1^4 + x_2^4 + x_3^4 + x_4^4 = 68$

Cho hàm số : $y = \dfrac{x^4}{4} - 2x^2 + m \,\, (1)$, $m$ là tham số thực. Tìm m để đồ thị của hàm số (1) cắt trục hoành tại 4 điểm phân biệt có hoành độ $x_1 , x_2 , x_3 , x_4$ thỏa mãn điều kiện $x_1^4 + x_2^4 + x_3^4 + x_4^4 = 68$.

Tìm m để hàm số có cực đại tại $x_1$, cực tiểu tại $x_2$ thỏa mãn $x_1 < x_2 < 1$

Cho hàm số $y=\dfrac{m}{3}x^3+(m-2)x^2+(m-1)x+2 $. Tìm m để hàm số có cực đại tại $x_1$, cực tiểu tại $x_2$ thỏa mãn $x_1 < x_2 < 1$

28 tháng 11, 2013

Tiếp tuyến song song

Cho hàm số $y=x^3+3x^2+mx+m \,\, (Cm)$. Tìm $m$ để đường thẳng $(d)$ đi qua điểm $I(-1;2)$ với hệ số góc $-m$ cắt đồ thị hàm số $(Cm)$ tại $3$ điểm phân biệt $A,B,I$. Chứng minh rằng các tiếp tuyến của đồ thị hàm số $(Cm)$ tại $A$ và $B$ song song với nhau.

Đường thẳng nối hai cực trị tiếp xúc với đường tròn

Cho hàm số $ y=-{x}^{3}-3{x}^{2}+4 \,\, (1)$. Với giá trị nào của $m$ thì đường thẳng nối hai cực trị của đồ thị hàm số (1) tiếp xúc với đường tròn $(C): (x-m)^2+(y-m-1)^2=5$

Tìm m để phương trình có 2 nghiệm dương và 1 nghiệm âm

Cho hàm số $y = x^3–3x (1)$
Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số $(1)$
Tìm m để phương trình : $x^{3} – 3x = m^{3} – 3m$ có 2 nghiệm dương và 1 nghiệm âm.

Tìm trên đồ thị hai điểm A, B sao cho điểm H nằm trên đường cao dựng từ I của tam giác IAB và cạnh AB có độ dài nhỏ nhất

Cho hàm số $y = \dfrac{{2x + 1}}{{x - 1}}$ có đồ thị là $(C)$. Gọi I là giao điểm hai tiệm cận của đồ thị $(C)$ và $H (0;3)$. Tìm trên đồ thị $(C)$ hai điểm $A, B$ sao cho điểm $H$ nằm trên đường cao dựng từ $I$ của tam giác $IAB$ và cạnh $AB$ có độ dài nhỏ nhất.

Đường thẳng cắt (C) tại hai điểm P, Q sao cho tứ giác MNPQ là hình bình hành.

Cho đồ thị $(C)$ có phương trình: $y = x^3+3x^2-4 $ và hai điểm $M \left(\dfrac{1}{2};2\right)$, $N \left(\dfrac{7}{2};2\right)$. Viết phương trình đường thẳng $(d)$ cắt $(C)$ tại hai điểm $ P, Q $ sao cho tứ giác MNPQ là hình bình hành.

Hàm số có 2 điểm cực trị thỏa $x_1+2x_2 =1$

Cho hàm số $y = \dfrac{1}{3}mx^3–(m−1)x^2+(m−3)x+\dfrac{1}{3}$. Tìm m để đồ thị hàm số có 2 điểm cực trị thỏa $x_1+2x_2 =1$

Đường thẳng cắt đồ thị hàm số tại 3 điểm phân biệt A, B, C sao cho diện tích tam giác IBC bằng $8\sqrt{2}$

Cho hàm số $y = x^3+2mx^2+(m+3)x+4 (Cm)$ và điểm $I(1;3)$. Tìm $m$ để đường thẳng $(d): y = x + 4$ cắt đồ thị hàm số tại 3 điểm phân biệt $A(0;4), B, C$ sao cho diện tích tam giác $IBC$ bằng $8\sqrt{2}$

Tìm trên mỗi nhánh của đồ thị một điểm sao cho khoảng cách giữa chúng nhỏ nhất

Cho hàm số $y=\dfrac{−2x+1}{x+1}$ có đồ thị $(C)$. Tìm trên mỗi nhánh của đồ thị $(C)$ một điểm sao cho khoảng cách giữa chúng nhỏ nhất.

Đường thẳng cắt đồ thị tại 2 điểm phân biệt A, B sao cho tam giác OAB cân tại O

Cho đồ thị $(C): y= −\dfrac{1}{3}x^3+3x$. Viết phương trình đường thẳng $(d)$ song song với trục hoành và cắt đồ thị $(C)$ tại 2 điểm phân biệt $A, B$ sao cho tam giác $OAB$ cân tại $O$.

Tiếp tuyến cắt 2 tiệm cận tại A, B sao cho bán kính đường tròn nội tiếp tam giác IAB lớn nhất.

Cho đồ thị $(C)$ có phương trình: $y=\dfrac{x-2}{x+1}$. Gọi $I$ là giao điểm 2 tiệm cận của đồ thị, viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số biết tiếp tuyến cắt 2 tiệm cận tại $A, B$ sao cho bán kính đường tròn nội tiếp tam giác $IAB$ lớn nhất.