21 tháng 9, 2014

Đề thi tuyển vào lớp chất lượng cao ĐH Sư Phạm Hà Nội

Đề thi tuyển vào lớp chất lượng cao ĐH Sư Phạm Hà Nội Năm 2014
Môn toán 2
Thời gian làm bài 180 phút
Câu I. (2,0 điểm)
1) Tính giá trị của tham số $m$ để phương trình sau có nghiệm thực : $x\sqrt{x}+\sqrt{x+1}=m(\sqrt{2-x}+\sqrt{1-x})$
2) Giải phương trình sau trong tập các số phức $\mathbb{C}$ : $x^3+6x^2+12x+7=0$

Câu II.( 3,0 điểm)
1) Tìm giới hạn $ \lim_{n\rightarrow +\infty }\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{2+\sqrt{2}}}}}$ , $n$ dấu căn
2) Cho $f(x)=\dfrac{x^2}{\sqrt{x^2-1}}.$ Chứng minh rằng :$\dfrac{5}{2} <\int\limits_{2}^{3}f(x)dx < \dfrac{9\sqrt{2}}{4 }$

Câu III. (1,0 điểm) Trong không gian tọa độ $Oxyz$ cho hai điểm $A(1,2,3),B(-1,2,4)$ và mặt phẳng $(P)$ có phương trình $x+y+z=0.$ Tìm điểm $M$ thuộc $(P)$ sao cho $MA+MB$ nhỏ nhất

Câu IV (2,0 điểm)
Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho Elip $(E): \dfrac{x^2}{4}+\dfrac{y^2}{9}=1$ và đường thẳng $\Delta: x-y-9=0$
1) Tìm trên $E$ điểm $M$ sao cho khoảng cách từ $M$ đến $\Delta$ nhỏ nhất.
2) Một hình chữ nhật được gọi là ngoại tiếp $(E)$ nếu các cạnh của chúng đều tiếp xúc với $(E).$ Trong các hình chữ nhật ngoại tiếp $(E)$ , tìm hình chữ nhật có diện tích nhỏ nhất.

Câu V (1,0 điểm)
Cho tập $S=\begin{Bmatrix}1,2,3,...,19,20 \end{Bmatrix}.$ Có bao nhiêu cách chọn một bộ năm số (không kể thứ tự ) trong $S$ sao cho giá trị tuyệt đối của hiệu $2$ số bất kỳ đều lớn hơn hoặc bằng $2$ ?

Câu VI (1,0 điểm)
Cho số nguyên dương $M>3.$ Giả sử $x_1,x_2,...,x_{2014}$ là các số nguyên dương sao cho $x_1.x_2.....x_{2014}=M.$ Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: $S=x_{1}^3+x_{2}^3+...+x_{2014}^3$  

2 nhận xét :

  1. Thầy ơi em là Đức, thầy có thể giúp em làm bài giới hạn được không ạ?

    Trả lờiXóa
  2. Tính $\lim_{n\rightarrow +\infty }\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{2+\sqrt{2}}}}}$ , n dấu căn

    Đặt $x_n = \sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{2+\sqrt{2}}}}}$
    Chứng minh bằng quy nạp: $x_n=2\cos \dfrac{\pi}{2^{n+1}};\forall n=1,2,...$
    nên $\lim_{n\rightarrow +\infty }\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{2+\sqrt{2}}}}}=\lim\limits_{n\to +\infty } 2\cos \dfrac{\pi}{2^{n+1}}=2$

    Cách vui:
    Chứng minh giới hạn trên tồn tại
    Đặt $A =\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{2+\sqrt{2}}}}} > 0$
    $\Leftrightarrow A^2 =2 + \sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{2+...+\sqrt{2+\sqrt{2}}}}} $
    $\Leftrightarrow A^2 = 2 + A \Leftrightarrow A = 2 \vee A =-1$
    Vậy A = 2

    Trả lờiXóa

Chào bạn, nếu có thắc mắc, khen - chê xin để lại bình luận. Mỗi nhận xét của bạn đều rất quan trọng. Rất vui khi bạn viết bằng tiếng Việt có dấu.