Cho đồ thị (C) có phương trình: y=\dfrac{x-2}{x+1}. Gọi I là giao điểm 2 tiệm cận của đồ thị, viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số biết tiếp tuyến cắt 2 tiệm cận tại A, B sao cho bán kính đường tròn nội tiếp tam giác IAB lớn nhất.
Ta có: y' = \dfrac{3}{(x+1)^2}
Đồ thị (C) có tiệm cận đứng: x=-1, tiệm cận ngang y=1 và điểm I(-1;1)
Gọi M \in (C): M \left(m-1;\dfrac{m-3}{m}\right), m \neq 0
Phương trình tiếp tuyến tại M là (\Delta): y=f'(x_M)(x-x_M)+y_M \\ \Leftrightarrow 3x -m^2y +m^2-6m+3=0
A là giao điểm của (\Delta) và tiệm cận ngang: A(2m-1;1) \Rightarrow IA=2|m|
B là giao điểm của (\Delta) và tiệm cận đứng: B \left(-1;\dfrac{m-6}{m}\right) \Rightarrow IB=\dfrac{6}{|m|}
Suy ra: IA.IB=12
Nhận xét: Tiếp tuyến bất kỳ của đồ thị cắt 2 tiệm cận tại A, B thì IA.IB không đổi.
Gọi r là bán kính đường tròn nội tiếp, S là diện tích tam giác, p là nửa chu vi tam giác.
r=\dfrac{S}{p}=\dfrac{\frac{1}{2}IA.IB}{\frac{IA+IB+AB}{2}}=\dfrac{IA.IB}{IA+IB+\sqrt{IA^2+IB^2}}\\ \le \dfrac{IA.IB}{2\sqrt{IA.IB}+\sqrt{2.IA.IB}}=\dfrac{12}{2\sqrt{12}+\sqrt{24}}=2\sqrt{3}-\sqrt{6}
Đẳng thức xảy ra \Leftrightarrow IA=IB \Leftrightarrow 2|m|= \dfrac{6}{|m|} \Leftrightarrow m=\pm \sqrt{3}
Bán kính đường tròn nội tiếp tam giác IAB đạt giá trị lớn nhất là 2\sqrt{3}-\sqrt{6} \Leftrightarrow m=\pm \sqrt{3}
Khi đó (\Delta): 3x-3y +6 \pm6 \sqrt{3}=0
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Cám ơn thầy vì bài giải này. Bài này có trong một đề thi thử em mới làm nhưng mãi mà chưa giải được, may mà gặp được blog của thầy ^^
Trả lờiXóacảm ơn thầy
Trả lờiXóaCon cảm ơn thầy.
Trả lờiXóacảm ơn thầy nhiều ạ !
Trả lờiXóahay lắm ạ
Trả lờiXóathầy ơi cho e hỏi: làm sao biết để đặt được tọa độ điểm M như vậy ạ?
Trả lờiXóaEm có thể đặt M \left(m;\dfrac{m-2}{m+1}\right), m \neq -1
XóaTa chọn x_M sao cho mẫu của y_M đơn giản dễ tính toán
bài này khó nếu không có ai hướng dẫn .rất mong thầy chữa thêm nhiều dạng bài liên quan đến dồ thị hàm số nữa .phần này là phần dễ ăn điểm nhất.
Trả lờiXóachỗ IA.IB =12 thầy dùng công thứctích vô hướng ạ hay là nhân 2 vecto
Trả lờiXóaTa có: IA=2|m| ; IB=\dfrac{6}{|m|} \Rightarrow IA.IB = 12
XóaThầy ơi tại sao tọa độ giao điểm của tiếp tuyến với tiêm cận ngang lại là (2m-1;1) ạ. E nghĩ mãi mà chưa hiểu.
XóaTiệm cận ngang: y = 1
XóaĐường thẳng (\Delta ):3x−m^2y+m^2−6m+3=0
Giao điểm của tiệm cận ngang và đường thẳng là nghiệm của hệ
\begin{cases}y=1\\ 3x−m^2y+m^2−6m+3=0\end{cases}
Thầy ơi cho em hỏi. Tại sao trong pttt lại có (m^2y ) ạ. E viết pttt chỉ có : 3x+m^2-6m+3 thôi ạ. Mong thầy chỉ giúp.
Trả lờiXóaPhương trình tiếp tuyến:
Trả lờiXóa(Δ):y=f′(x_M)(x−x_M)+y_M \\ \Leftrightarrow y=\dfrac{3}{m^2}(x-m+1)+\dfrac{m-3}{m} \\ \Leftrightarrow 3x−m^2y+m^2−6m+3=0
Nếu vẫn là đồ thị hàm số đó. Vẫn là tiếp tuyến đó. Tìm tọa độ điểm M sao cho tam giác IAB có chu vi nhỏ nhất thì làm sao ạ. Thầy giải giúp em ạ.
Trả lờiXóaEm hiểu rồi. Cảm ơn thầy ạ
Trả lờiXóaThầy ơi. Thế viết pt tiếp tuyến sao cho bán kính đường tròn nội tiếp bé nhất thì phải làm sao ạ.
Trả lờiXóanếu A trùng B thì sao ?
Trả lờiXóacảm ơn thầy
Trả lờiXóaThưa thầy e đặt M(m;m−2m+1),m≠−1
Trả lờiXóaSao lúc e tính thì IA.IB = -12
Em xem lại bước bỏ dấu trị tuyệt đối
XóaThầy cho em hỏi là tọa độ A, B tính như nào thế ạ
Trả lờiXóaEm xem lại câu hỏi phía trên
Xóathầy làm sai chỗ pttt theo m rồi
Trả lờiXóaEm ghi giúp thầy câu đúng nhé !
Xóatuyệt vời
Trả lờiXóahay quá cảm ơn thầy
Trả lờiXóathầy ơi, biểu thức phần sử dụng bđt cauchy ở phía dưới mẫu thì phải đổi dấu chứ ạ, là r phải >= chứ ạ
Trả lờiXóaIB+IA\geq 2\sqrt{IA.IB}\Rightarrow \dfrac{1}{IA+IB}\leq \dfrac{1}{2\sqrt{IA.IB}}
Xóamẫu càng lớn thì phân số càng nhỏ.